Thứ Năm, 14 tháng 5, 2009

Ứng dụng kính trang trí





Cũng dùng chất liệu kính nổi, kính cường lực nhưng được biến cách dưới nhiều dạng thức để cho ra các lối ứng dụng mang hiệu quả khác nhau. Chẳng hạn, kính mài mờ, kính điêu khắc, kính laminate (kính ghép), kính tạo màu, kính uốn, tranh kính, kính phản nhiệt... Tựu trung, có nhiều sự chọn lựa để kiến tạo vẻ đẹp và công năng riêng cho từng hạng mục công trình

Kính ghép màu tương hợp với chất liệu gỗ và gạch nung để thô mộc

Kính ghép an toàn và đa sắc diện

Kính ghép an toàn được cấu tạo bởi hai hay nhiều lớp kính lại với nhau. Có hai cách ghép, một bằng keo nước, thường thực hiện thủ công, có thể pha màu trong keo để cho hiệu ứng màu trên kính tuỳ ý; hiện phương pháp này ít được sử dụng. Cách khác, ghép bằng keo phim PVB đặt giữa các lớp kính rồi đưa vào lò hấp ở 140 – 1600C (tuỳ vào độ dày của kính và phim) để các lớp kính dính cứng vào nhau như một khối thống nhất. Dạng ghép này có thể dùng phim trong suốt hay phim màu; phim có hoa văn hoa lá, côn trùng, vải... tạo sự đa dạng hoạ tiết cho mặt kính. Kính ghép phim PVB có thể sử dụng chất liệu kính nổi thông thường hay kính cường lực; vì khi có sự cố va chạm mạnh – vỡ thì miểng kính vẫn giữ nguyên vị trí, không rơi xuống gây sát thương.

Lắp kính trên các độ cao, mặt dựng lầu... thường phải ứng dụng các loại kính ghép này. Ngay những hạng mục ứng dụng chất liệu kính làm mặt cầu thang, lan can, sàn, trần, mái đón; đồ nội thất như kệ sách, ti vi, bàn tủ... “đều phải dùng kính cường lực ghép keo phim, vừa tạo được màu, hoa văn đa dạng trên kính vừa chịu lực nén tốt, bảo đảm độ an toàn cao”, kỹ sư Nguyễn Hồng Vĩnh, giám đốc công ty Nhà Kính cho biết. Với việc làm phong phú hoá hoạ tiết trên kính trong trang trí, còn có thể sơn, dán, điêu khắc hay ép đèn LED lên kính. Hoặc có loại phim plastic chống đạn, chống trộm khá hiệu quả. Ngoài ra, nhờ lớp keo phim đặc biệt PVB mà tăng thêm tính năng ngăn chặn được tia cực tím từ nguồn năng lượng mặt trời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét